Quy chuẩn của Nhà nước và các yêu cầu khi xây dựng khu công nghiệp

17/01/2024 - Cẩm nang dành cho chủ đầu tư
Việc xây dựng khu công nghiệp có những tiêu chuẩn nào mà các công ty xây dựng phải tuân thủ? Hãy cùng DPC Steel tìm hiểu thông tin về các quy chuẩn và tiêu chuẩn của Nhà nước trong bài viết dưới đây.

1. Quy chuẩn của Nhà nước về việc xây dựng khu công nghiệp

Hiện nay, đất nước ta đang từng bước đổi mới và phát triển, các văn bản quy chuẩn về kỹ thuật xây dựng khu công nghiệp cũng được ban hành và phổ biến đến các công ty xây dựng. Những điều khoản trong các văn bản trên đa số sẽ liên quan đến an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường,... 

Quy trình xây dựng khu công nghiệp cần phải đảm bảo đúng theo các quy định

Việc thiết kế và thi công phải tuân theo các quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 và các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành khác là bắt buộc. Phạm vi áp dụng của các tiêu chuẩn phụ thuộc vào sự lựa chọn của chủ đầu tư và các công ty xây dựng. 

2. Các yêu cầu khi xây dựng khu công nghiệp

2.1 Yêu cầu chung về an toàn và bảo vệ môi trường

Khi tiến hành xây dựng khu công nghiệp cần phải đảm bảo các máy móc, thiết bị dùng trong quá trình thi công phải đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Hạn chế tối đa các khả năng xảy ra tai nạn lao động, làm ảnh hưởng đến an toàn của nhân công.

Thi công an toàn là tiêu chuẩn quan trọng nhất
Thi công an toàn là tiêu chuẩn quan trọng nhất

Khu vực công trình phải luôn được kiểm tra vệ sinh cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên cũng như không gian sống của người dân xung quanh. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không đưa những chất thải, khí thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường.

Đối với các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất có mức độ độc hại cao ở mức cấp I hoặc cấp II thì cần phải thực hiện quy hoạch ngoài khu vực xây dựng. Việc xác định cấp độ độc hại và khoảng cách an toàn phải tuyệt đối tuân thủ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. 

Các khu công nghiệp phải đảm bảo khoảng cách an toàn

Lưu ý: Đối với các trường hợp chưa có đánh giá tác động môi trường hoặc chưa có các dự án tương tự để làm chuẩn thì có thể sử dụng các giá trị được liệt kê trong phụ lục 3 của TCVN 4449:1987 để tham chiếu.

Nếu có yếu tố ở tại các khu chức năng dân dụng nằm trong khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp thì phải áp dụng quy định tại các mục 2.2, mục 2.3 và mục 2.4 trong QCVN 01:2019/BXD. Đối với trường hợp thực hiện tổ chức không gian cho các khu năng dân dụng trực thuộc khu công nghiệp phải áp dụng quy định tại mục 2.6 của QCVN 01:2019/BXD.

2.2 Khoảng cách an toàn môi trường

Như đã nói ở trên, nếu nhà xưởng đang xây dựng có thể gây ô nhiễm khi đưa vào hoạt động sau này thì cần phải đảm bảo được khoảng cách an toàn môi trường. 

Một trong những giải pháp đảm bảo an toàn dễ thực hiện nhất hiện nay đó là trang bị hệ thống cây xanh xung quanh khuôn viên. Các công ty xây dựng hiện nay thường dành một diện tích có chiều rộng khoảng 10m trở lên để trồng cây xanh, nhằm cách ly nhà máy với khu vực lân cận, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Trang bị cây xanh xung quanh nhà xưởng để hạn chế ô nhiễm môi trường
Trang bị cây xanh xung quanh nhà xưởng để hạn chế ô nhiễm môi trường

Theo quy định trong QCVN 01:2019/BXD, trong khoảng cách an toàn môi trường khu công nghiệp chỉ được quy hoạch để xây dựng cơ sở hạ tầng: đường giao thông, bãi gửi xe, nhà bảo vệ, cổng, hàng rào chắn, công trình cấp điện, nhà máy xử lý nước thải, các trạm xử lý nước thải, cổng, khu vực xử lý chất thải rắn, các trạm trung chuyển chất thải rắn, các công trình công nghiệp và kho chứa rác.

Thêm vào đó, trong khoảng cách an toàn môi trường tuyệt đối không được phép xây dựng, bố trí các công trình dân dụng.

2.3 Sử dụng đất

Việc quy hoạch đất cũng cần được tính toán kỹ lưỡng trước khi khởi công xây dựng khu công nghiệp. Một vùng đất xem là phù hợp để xây dựng khu công nghiệp nếu có các tiềm năng phát triển trong tương lai. 

Về các loại đất trong khu vực của mỗi công trình thì sẽ có những đặc trưng riêng. Tùy thuộc vào loại hình hoạt động, tính chất sản xuất, diện tích khu vực đất xây dựng mà tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất là khác nhau.

Dù như vậy, các công ty khi xây dựng khu công nghiệp cũng cần phải chú ý các quy định sau:

Loại đất

Tỷ lệ (% diện tích toàn khu vực)

Các khu kỹ thuật

1

Cây xanh

10

Giao thông

10

Lưu ý: Khu vực đất sử dụng trồng cây xanh và xây dựng đường giao thông trên không bao gồm đất trồng cây xanh và xây dựng đường giao thông trong khuôn viên lô đất của từng cơ sở sản xuất.

Các lô đất quy hoạch để xây dựng nhà máy có mật độ xây dựng thuần đạt tối đa 70%. Riêng đối với các lô đất được sử dụng để xây dựng nhà máy có từ 5 sàn sản xuất thì mật độ xây dựng thuần tối đa đạt 60%.

Trên đây là toàn bộ bài viết của DPC Steel về quy chuẩn quốc gia cũng như các tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng đạt chuẩn mà công ty thi công cần phải biết khi xây dựng khu công nghiệp. Hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Truy cập website của chúng tôi để xem thêm các bài viết liên quan nhé!

Để tìm hiểu thêm về các dự án công trình công nghiệp bằng thép tiền chế, xin mời quý anh chị ghé thăm kênh Youtube của DPC Steel:

Video giới thiệu đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tại DPC Steel:

Ghé thăm nhà máy của DPC Steel tại Vĩnh Phúc:

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Quy chuẩn của Nhà nước và các yêu cầu khi xây dựng khu công nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03609 sec| 736.609 kb