Thống kê các hạng mục khi dự toán chi phí xây dựng nhà thép tiền chế
Để có được một bản dự toán chi phí sát nhất với thực tế, chủ đầu tư cần chú ý đến các hạng mục thiết yếu có trong quá trình xây dựng một công trình nhà thép tiền chế, bao gồm các hạng mục sau đây:
Chi phí xử lý trước khi xây dựng các công trình nhà thép tiền chế
Chi phí cần chi trả trước khi tiến hành xây dựng là các chi phí cần phải thanh toán để đủ đầu tư có được mặt bằng, trước khi bắt đầu quá trình thi công. Những chi phí này có thể bao gồm:
- Chi phí trả cho việc bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Chi phí hỗ trợ tái định cư cho người dân (người bị mất đất, nhà hoặc các tài sản liên quan khác).
- Chi phí tái định cư để ổn định chỗ ở mới (hỗ trợ tiền, vật dụng, pháp lý,…).
- Chi phí sử dụng mặt bằng, chi phí hạ tầng kỹ thuật,…
- Chi phí xin cấp phép xây dựng công trình.
- Chi phí thiết kế, vận chuyển nguyên vật liệu dùng cho quá trình xây dựng.
Dự toán đủ các hạng mục sẽ giúp chủ đầu tư hình dung chính xác về mức ngân sách cần thiết
Chi phí xây dựng nhà khung thép tiền chế
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và công năng sử dụng của công trình mà các đơn vị thiết kế sẽ tư vấn một giải pháp phù hợp. Vì vậy với các công trình nhà thép tiền chế có quy mô lớn, kết cấu thép và công năng phức tạp thì chi phí xây dựng nhà sẽ tăng. Thông thường để dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng, chủ đầu tư cần thống kê các hạng mục cụ thể như sau:
- Chi phí phá dỡ công trình cũ.
- Thuê nhân công, máy cơ giới san lấp mặt bằng, đất nền,…
- Chi phí lắp đặt khung nhà xưởng
- Chi phí thi công phần tole mái, tường vách
- Chi phí thi công hệ thống điện dân dụng
- Chi phí lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
- Ngân sách dùng cho hạng mục thi công hệ thống PCCC
- Chi phí thuê nhân công xây dựng nhà xưởng
- Chi phí giám sát, quản lý quá trình xây dựng
- Chi phí xây lán tạm, nhà tạm cho công nhân,…
Thông thường, chi phí xây dựng nhà tiền chế sẽ được nhà thầu thông báo trực tiếp cho khách hàng kèm dữ liệu báo giá chính xác. Điều này giúp quý khách có thể hoạch định ngân sách đầu tư một cách hiệu quả, tránh lãng phí. Với những dự án xây dựng nhà khung thép tiền quy mô lớn, chủ đầu tư có thể liên hệ Nhà thép Đức Phát để nhận được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.
Chi phí mua trang thiết bị phục vụ quá trình thi công trình nhà thép tiền chế
Bên cạnh các chi phí trả trước và trong quá trình xây dựng, chi phí mua trang thiết thiết bị – vật liệu cũng là hạng mục không thể thiếu trong dự toán nhà xưởng. Để thi công nhà xưởng tiền chế, khách hàng cần tính toán ngân sách để mua các nguyên vật liệu, máy móc sau đây:
- Chi phí chuyển giao các công nghệ, kỹ thuật xây dựng,
- Chi phí dành cho việc vận chuyển vật liệu, cấu kiện xây dựng.
- Chi phí mua hoặc thuê trang thiết bị, máy móc (cần cẩu, ống trượt, máy cơ giới,…)
- Chi phi mua bảo hiểm.
Bên cạnh vật liệu xây dựng, chủ đầu tư cũng cần tính toán đến chi phí để mua hoặc thuê các trang thiết bị phục vụ quá trình xây dựng
Chi phí quản lý dự án xây dựng nhà xưởng tiền chế
Chi phí quản lý dự án cũng là một hạng mục rất quan trọng trong dự toán chi phí nhà xưởng. Ngân sách dùng cho quản lý dự án bao gồm:
- Đào tạo đội ngũ giám sát, quản lý chất lượng.
- Chi phí thuê đội ngũ kỹ sư, hoặc giám sát viên xây dựng để quản lý tiến độ thi công.
- Quản lý khối lượng công việc thi công nhà xưởng.
- Quản lý an toàn lao động, mua đồ bảo hộ cho công nhân xây dựng
Chi phí tư vấn đầu tư trong suốt quá trình xây dựng công trình nhà thép tiền chế
Để xây dựng nhà xưởng một cách thuận lợi, chủ đầu tư cần dự toán chi phí chi trả cho công tác tư vấn. Hạng mục này bao gồm:
- Chi phí di chuyển, khảo sát địa hình
- Nghiên cứu tính khả thi của công trình
- Báo cáo nghiên cứu, tổng hợp dữ liệu thực tế
- Báo cáo kỹ thuật, kinh tế
- Chi phí thiết kế, giám sát, hoạch định chiến lược đầu tư,…
Việc thuê các đơn vị tư vấn là cần thiết và chiếm một phần ngân sách không nhỏ
Các khoản chi phí dự phòng trong quá trình xây dựng
Chi phí dự phòng là khoản phí dự trù để đề phòng các trường hợp phát sinh cần sử dụng đến ngân sách. Điều này giúp khách hàng có thể xoay sở kịp thời trong các trường hợp như:
- Chi phí dự phòng khi tăng giá vật tư
- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá
- Chi phí dự phòng khi kéo dài thời gian xây dựng
- Ngân sách đề phòng các yếu tố thiên tai,…
Như vậy, tuỳ vào vốn ngân sách đầu tư, cũng như quy mô của dự án,… doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án dự toán nhà xưởng phù hợp. Với những dự án lớn, tích hợp nhiều công trình, thì khách hàng có thể lựa chọn một trong những phương pháp nêu trên hoặc liên hệ với phòng kinh doanh của Nhà Thép Đức Phát để có được tư vấn dự toán đầy đủ nhất.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm