Các mẹo thiết kế nhà kho bằng thép tiền chế để cải thiện hiệu quả

13/01/2024 - Bất động sản công nghiệp
Hiện nay, bất kể là doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng đều có riêng cho mình một kho hàng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Vậy làm cách nào để thiết kế tận dụng tối đa không gian nhà kho một cách hiệu quả và linh hoạt nhất? Hãy cùng DPC Steel điểm qua 11 mẹo thiết kế bố trí nhà kho dưới đây.

1. Vẽ sơ đồ nhà kho

Để thể hiện tổng quan các vị trí khu vực khác nhau trong kho hàng, nơi cụ thể sắp xếp hàng hóa và thực hiện quy trình nghiệp vụ kinh doanh, chúng ta cần vẽ sơ đồ nhà kho. Dựa trên đó, chúng ta sẽ bố trí lối đi, vật dụng sao cho thuận tiện và hợp lý nhất. 

Thông thường, đối với những nhà kho có diện tích lớn với nhiều khu vực, quy trình đa dạng, chủ doanh nghiệp có thể thuê chuyên gia thiết kế để tạo ra bản sơ đồ hoàn thiện và rõ ràng nhất.

Cách vẽ sơ đồ nhà kho:

  • Bước 1: Chuẩn bị bản sơ đồ mặt bằng nhà kho, chứa đầy đủ thông tin và kích thước chính xác của các khu vực và quy trình nhà kho.
  • Bước 2: Chọn phương pháp vẽ sơ đồ nhà kho. Doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 3 phương pháp sau đây: Vẽ bằng Microsoft Excel, sử dụng phần mềm trực tuyến hoặc thuê kiến trúc sư, chuyên gia thiết kế.
  • Bước 3: Bố trí cụ thể các khu vực nhà kho. Xác định các khu vực chính (Khu vực hoạt động, khu vực lưu trữ và các khoảng trống), sau đó phân chia thành các khu vực nhỏ hơn sao cho phù hợp. Trong quá trình vẽ, tự đặt câu hỏi để hình dung chi tiết hơn về nhà kho, như là “Quy trình gì sẽ được thực hiện và được thực hiện ở đâu?”, “Thời gian bao lâu đơn hàng sẽ đến kho?”,...
Mẫu sơ đồ nhà kho tham khảo
Mẫu sơ đồ nhà kho tham khảo

2. Bố trí mô phỏng các đơn đặt hàng

Lập ra một bản mô phỏng các đơn đặt hàng thực tế để quan sát xem mọi thứ sẽ được lưu trữ, vận hành và xuất kho theo quy trình có chặt chẽ không. Nhờ đó, chủ đầu tư có thể thấy được khu vực nào trong nhà kho đang có vấn đề để chú trọng và giải quyết. Có thể sẽ ước chừng được số lượng nhân công cho khu vực đó để hiệu quả công việc đạt mức tối ưu. Mô phỏng, phân tích, quan sát và chỉnh sửa sẽ giúp doanh nghiệp bố trí nhà kho phù hợp nhất.

3. Lập kế hoạch tối ưu không gian nhà kho

Dựa trên diện tích nhà kho, chủ đầu tư cần lập bản kế hoạch để phân bổ không gian cho từng phần một cách cụ thể nhất. Như là khu vực lưu trữ hàng sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm nhà kho, tương tự cho khu vực đóng gói, sản xuất hàng hóa,... 

Có thể thực hiện bước này trên giấy, sắp xếp sao cho mọi thứ chứa và diễn ra trong nhà kho đều có một khoảng không gian riêng. Nên tính toán thật kỹ càng ở bước này. 

Không gian tối ưu nhà kho
Không gian tối ưu nhà kho

4. Chọn thiết bị máy móc hợp lý, đúng đắn

Thường thì doanh nghiệp hay mắc phải một sai lầm đó là “Không muốn chi tiền nhiều cho máy móc”, nhưng họ đã phải hối hận. Vì máy móc sẽ giúp cho những quy trình diễn ra trong nhà kho được nhanh chóng và trơn tru hơn. 

Doanh nghiệp nên xem xét và lựa chọn thiết bị máy móc để trong nhà kho theo quy chế 3Đ “Đủ - Đúng - Đẹp”. Hãy chi nếu thực sự cần thiết và thuận tiện cho nhà kho của mình và bố trí sắp xếp trong không gian nhà kho phù hợp.

Bố trí máy móc trong nhà kho
Bố trí máy móc trong nhà kho

5. Kiểm tra kế hoạch và theo dõi kết quả

Khi vẽ xong bản đồ nhà kho, bạn cũng cần kiểm tra xem độ hiệu quả của nó. Bước kiểm tra kế hoạch này sẽ giúp bạn phát hiện rõ hơn về những vấn đề tồn tại trong các khu vực nhà kho. Sau đó sẽ có những điều chỉnh và đưa ra những thay đổi phù hợp để kế hoạch được hoàn hảo nhất. 

Nếu chưa xây dựng nhà kho, doanh nghiệp có thể tự đưa ra những vấn đề có thể gặp phải, sau đó thực hiện các bước mô phỏng tiếp theo để hình dung cụ thể nhất về nhà kho và đưa ra những nhận định, đánh giá đúng đắn.

6. Lựa chọn cách lưu trữ hàng hóa sản phẩm trong kho

Doanh nghiệp có thể thiết kế kho theo 2 kiểu:

  • Lưu trữ ngẫu nhiên: Các sản phẩm được lưu trữ ở những vị trí khác nhau trong kho. Hình thức này sẽ dễ dàng hơn cho việc tìm kiếm những sản phẩm khi chúng được lưu trữ ở những nơi khác nhau trong kho. Tuy nhiên khá mất thời gian vì nhân viên phải đi quanh kho để tìm.
  • Lưu trữ theo lô: Hàng hóa trong kho được nhóm thành lô với nhau và lưu trữ trong khu vực được chỉ định. Hình thức này giúp nhân viên dễ dàng tìm thấy sản phẩm. Tuy nhiên đối với các mặt hàng tồn kho có khối lượng lớn thì đây không phải thiết kế tối ưu.

Doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn cách lưu trữ và sau đó tiến hành thiết kế kho. 

7. Sử dụng kiểu bố cục nhà kho phổ biến

Chọn kiểu bố cục trước khi thiết kế nhà kho là điều cần thiết nhất. Các kiểu bố cục nhà kho hiện nay doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Bố cục dạng chữ U: Nhà kho có phần đáy dạng chữ U. Giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện.
  • Bố cục dạng chữ I: Thiết kế khá đơn giản, hình dung nhà kho có một đầu để nhận hàng, ở giữa để lưu trữ và đầu kia để vận chuyển hàng hóa.
  • Bố cục dạng chữ L: Hai chân chữ L phải có kích thước bằng nhau. Các chức năng tương tự như dạng chữ I.

8. Chọn nhà thiết kế kho uy tín, chất lượng

Khi bạn thuê nhà thiết kế, kiến trúc sư hay nhà xây dựng cho công trình của mình, bạn phải chú ý để kinh nghiệm, uy tín và chất lượng của họ. Điều này sẽ giúp bản thiết kế nhà kho của bạn được hoàn thiện một cách hiệu quả nhất.

Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về việc thiết kế nhà kho bằng thép tiền chế cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn có thắc mắc thêm về xây dựng nhà thép tiền chế, hãy truy cập website DPC Steel của chúng tôi để xem các bài viết liên quan.

Để tìm hiểu thêm về các dự án công trình công nghiệp bằng thép tiền chế, xin mời quý anh chị ghé thăm kênh Youtube của DPC Steel:

Video giới thiệu đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tại DPC Steel:

Ghé thăm nhà máy của DPC Steel tại Vĩnh Phúc:

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Các mẹo thiết kế nhà kho bằng thép tiền chế để cải thiện hiệu quả

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.02647 sec| 734.945 kb