Lắp đặt nguồn điện và thiết bị tại công trường xây dựng nhà thép tiền chế
1. Nguồn điện tạm thời
Các công trình xây dựng nói chung và nhà thép tiền chế nói riêng luôn đòi hỏi cần phải có một nguồn điện sẵn sàng để cung cấp cho mọi hoạt động. Hơn thế nữa, một số công trình có thể có vị trí khá khó khăn và ở xa khu vực phát điện. Việc đặt nguồn điện ở quá xa công trình sẽ ảnh hưởng đến mức độ truyền tải điện năng và làm chậm trễ tiến độ công trình.
Việc lắp đặt một nguồn điện tạm thời tại công trình là một điều cần thiết. Quá trình lắp đặt diễn ra khá dễ dàng và nhanh chóng nhưng sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành công trình. Liên hệ với nhà cung cấp điện ở địa phương đó và đào tạo hoặc thuê những người thợ điện có tay nghề cao để đảm bảo an toàn cho nguồn điện của công trình.
2. Hệ thống dây điện
Khi đã có nguồn điện thì điều bạn cần tiếp theo là một hệ thống dây điện cố định, chắc chắn và an toàn. Đa số các thiết bị tại công trường xây dựng đều cần có điện để vận hành. Hãy kiểm tra tất cả dây điện tại công trình một cách kỹ lưỡng. Đảm bảo chúng dẫn điện tốt và các thiết bị cần sử dụng điện được kết nối đều sẽ nhận được điện năng để hoạt động.
3. Tủ điện
Tủ điện là một thiết bị không thể thiếu ở một công trường có nguồn điện. Thiết bị này hỗ trợ phân luồng và định hướng dòng điện cho các loại máy móc khác. Tủ điện đóng vai trò như một trụ sở chính phân phối và cung cấp điện cho toàn bộ công trình.
4. Bộ ngắt mạch
Yếu tố an toàn luôn phải được đặt lên hàng đầu tại một công trường xây dựng. Khi sử dụng các thiết bị chạy bằng điện, giật điện là một trong những tình huống nguy hiểm mà công nhân dễ gặp phải nhất. Bộ ngắt mạch sẽ hỗ trợ ngăn chặn tình trạng này. Loại hệ thống này được thiết kế để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ công nhân xây dựng khi dùng các thiết bị điện.
5. Máy phát điện
Thiết bị này vốn đã quá quen thuộc tại các công trường xây dựng hiện nay bởi tính di động và tiện lợi. Có các máy phát điện đồng nghĩa với việc tất cả các thiết bị điện, dù ở xa nhất cũng có thể có điện để duy trì hoạt động. Thiết bị này vô cùng hữu ích, nhất trong những lúc nguồn điện xảy ra sự cố và bị mất điện tạm thời. Tuy nhiên, việc lắp đặt và khởi động máy phát điện cũng nên được thực hiện cẩn thận và chuyên nghiệp bởi những thợ điện giỏi.
6. Các giải pháp lắp đặt điện áp
Hệ thống điện trên cao
Lắp đặt hệ thống phân phối điện trên cao là một trong các giải pháp tiết kiệm chi phí nhất và thường xuyên được các đơn vị xây dựng ưa thích lựa chọn để cung cấp điện tạm thời cho công trường xây dựng.
Lắp hệ thống điện ngầm
Hiện nay các doanh nghiệp cũng đang có xu hướng yêu cầu hệ thống điện ngầm dưới lòng đất hoặc âm tường. Kiểu lắp này giúp cho dây điện không bị lộ ra bên ngoài, tăng độ thẩm mỹ cho công trình cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng sau này.
7. Những lưu ý khi thiết lập hệ thống điện tại công trường
- Lựa chọn đơn vị lắp đặt uy tín, những người thợ điện phải được đào tạo đầy đủ và có những kiến thức cần thiết. Xác định chính xác bạn cần một nguồn điện như thế nào trước khi liên hệ với đơn vị lắp đặt.
- Nghiên cứu nhiều nguồn thông tin để xác thực xem công ty điện mà bạn muốn thuê để lắp đặt cho công trường của mình có thật sự có kinh nghiệm và đáng tin hay không. Yêu cầu có dịch vụ bảo hành trong quá trình thi công. Đảm bảo thời gian lắp đặt phù hợp với tiến độ thi công của công trình.
- Tránh những công ty mà khách hàng cũ của họ phản hồi không tích cực.
- Luôn đặt vấn đề an toàn lên trên hết khi thiết lập hệ thống điện.
Trên đây là những lưu ý mà DPC Steel tổng hợp về việc lắp đặt nguồn điện và các thiết bị điện tại công trường. Hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin cần thiết. Truy cập website để xem thêm nhiều bài viết liên quan.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm