Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp dệt may phổ biến cập nhật năm 2024

27/02/2024 - Cẩm nang dành cho chủ đầu tư
Công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam. Hiện nay, ngành công nghiệp may dệt may không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản,... Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng, các nhà xưởng công nghiệp dệt may được xây dựng ngày càng nhiều. Vì vậy, hôm nay DPC Steel xin giới thiệu đến quý bạn đọc các quy tắc xây dựng và thiết kế bản vẽ nhà xưởng công nghiệp dệt may.

 

1. Các tiêu chuẩn cần chú ý khi thiết kế nhà xưởng công nghiệp dệt may

Dù là đối với nhà xưởng công nghiệp lớn hay nhà xưởng công nghiệp nhỏ, nhà xưởng công nghiệp 2 tầng hay nhà xưởng công nghiệp một tầng thì việc thiết kế nhà xưởng công nghiệp dệt may cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế sau:

Bản vẽ tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng thép tiền chế
Bản vẽ tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng thép tiền chế

Tiêu chuẩn thiết kế quốc tế:

  • AWS D1.1 Edition 2006.
  • AISC. 2005 – American Institute of Steel Constructions.
  • MBMA. 2002 – Metal Building System Manu.
  • Quality Manual.

Tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam:

  • TCXD VN 338:2005. Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 3223:1994. Que hàn điện dùng cho thép các bon và thép hợp kim thấp.
  • TCVN 1916:1995. Bu lông, vít, vít cấy và đai ốc. Yêu cầu kỹ thuật.

Thí nghiệm kiểm tra:

  • TPI: Third Party Inspection.
  • NDT: Non-Destructive Testing.
  • MPI: Magnetic Particle Inspection.

2. Tại sao nên xây dựng nhà xưởng công nghiệp dệt may bằng khung thép tiền chế?

Nhà xưởng khung thép tiền chế là nhà xưởng xây dựng từ các kết cấu thép được chế tạo và lắp ráp theo bản vẽ kỹ thuật được chỉ định sẵn. Xây dựng nhà xưởng công nghiệp dệt may bằng khung thép tiền chế mang đến các ưu điểm như sau:

  • Tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư: So với nhà xưởng bê tông cốt thép, giá thành của nhà xưởng khung thép tiền chế có thể thấp hơn đến 35% mỗi mét vuông (m2).
  • Mang đến diện tích rộng hơn: Nhà xưởng công nghiệp dệt may cần không gian rộng rãi để chứa máy móc nên sử dụng khung thép tiền chế sẽ giúp tiết kiệm hơn 20% diện tích so với phương pháp xây dựng truyền thống.
  • Quá trình thi công nhanh chóng: Nhà xưởng khung thép tiền chế được xây dựng bằng cách lắp ghép các kết cấu thép có sẵn bằng bu-lông nên việc xây dựng sẽ diễn ra nhanh hơn với ít máy móc thiết bị hơn.
  • Dễ dàng mở rộng quy mô nhà xưởng khi chủ đầu tư có nhu cầu.

3. Một số tiêu chuẩn quan trọng khi thiết kế bản vẽ nhà xưởng công nghiệp dệt may

Quá trình thiết kế nên một bản vẽ cho việc xây dựng xưởng dệt may sẽ có những tiêu chuẩn nhất định. Nhà thầu cũng như chủ đầu tư cần nắm bắt chúng để việc xây dựng công trình được diễn ra trơn tru và nhà xưởng được xây dựng ở trạng thái tốt nhất.

Cấu trúc bản vẽ nhà xưởng kết cấu thép
Cấu trúc bản vẽ nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép 
  • Kiến trúc sư cần nắm rõ kích thước và cấu tạo của xưởng, kiến trúc sư cần thiết kế mặt bằng dựa theo quy trình công nghệ của chủ đầu tư cung cấp, bố trí các khu vực làm việc hợp lý để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả.
  • Kiến trúc sư cần nắm rõ thông số kích thước của các loại máy móc chuyên dụng để có thể bố trí phân bổ mặt bằng hợp lý, tận dụng tối đa diện tích của nhà xưởng dệt may.
  • Nhà xưởng công nghiệp dệt may cần được thiết kế tối ưu diện tích, rộng rãi, thoáng mát, chiếu sáng tốt, thuận lợi cho việc chứa thêm máy móc khi mở rộng sản xuất mặt hàng mới khi cần thiết.
  • Thiết kế các phân xưởng sản xuất không quá xa nhau, thuận lợi cho việc di chuyển vật tư giữa các bộ phận. 
  • Khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà nằm trong khoảng từ 3 - 3,5m, cột nhà đảm bảo chịu lực tốt, sàn bằng phẳng và có khả năng chịu lực  tốt, hệ thống thoát hiểm, hệ thống thông gió và điều hòa cần được phân bố hợp lý,...
  • Trong quá trình thiết kế bản vẽ nhà xưởng công nghiệp, kiến trúc sư sẽ dựa vào loại hàng hóa sản xuất chính để đưa ra những yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn riêng cho nhà xưởng nhằm đem lại hiệu quả sản xuất tốt nhất và đảm bảo an toàn lao động cho nhân công trong quá trình làm việc.

4. Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp dệt may

Dưới đây là hình ảnh một số bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp dệt may mà quý bạn đọc có thể tham khảo cho doanh nghiệp mình. Các chủ đầu tư có thể tham khảo các mẫu bản sẽ sau để có thêm những ý tưởng cho việc thiết kế một nhà xưởng độc đáo, phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp liên quan đến quý bạn đọc về việc thiết kế bản vẽ nhà xưởng công nghiệp dệt may. Bên cạnh đó, tại DPC Steel, chúng tôi sở hữu một đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và có tâm với nghề sẽ tạo nên những giá trị tuyệt vời cho công trình của quý khách hàng. DPC Steel cam kết đem đến cho khách hàng những công trình không chỉ hoàn hảo về mặt cấu trúc mà còn mang vẻ đẹp thẩm mỹ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề xây dựng nhà xưởng công nghiệp dệt may, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

>>> Xem thêm: Bản vẽ xây dựng nhà xưởng công nghiệp lĩnh vực cơ khí phổ biến

 

Để tìm hiểu thêm về các dự án công trình công nghiệp bằng thép tiền chế, xin mời quý anh chị ghé thăm kênh Youtube của DPC Steel:

Video giới thiệu đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tại DPC Steel:

Ghé thăm nhà máy của DPC Steel tại Vĩnh Phúc:

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp dệt may phổ biến cập nhật năm 2024

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.11484 sec| 735.063 kb