Bản vẽ xây dựng nhà xưởng công nghiệp lĩnh vực cơ khí phổ biến
- Lưu ý khi thiết kế và xây dựng nhà xưởng công nghiệp tiền chế
- Đơn giá xây dựng nhà xưởng công nghiệp tiền chế tại Yên Bái năm 2024
- 12 tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng tiền chế chủ đầu tư cần biết
1. Cấu trúc của nhà xưởng cơ khí
Công nghiệp cơ khí là ngành thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, dựa trên các nguyên tắc, nguyên lý có sẵn để thiết kế, phân tích, chế tạo và sửa chữa các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho đời sống của con người. Nhờ có ngành công nghiệp cơ khí mà chúng ta mới có các sản phẩm như ô tô, xe máy, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh…
Và để sản xuất ra các sản phẩm ở trên, các nhà xưởng công nghiệp cơ khí ra đời. Nhà xưởng công nghiệp cơ khí là khu vực sản xuất chính các sản phẩm cơ khí, chiếm 40 - 60% khối lượng công việc của toàn nhà xưởng công nghiệp sản xuất. Nhà xưởng công nghiệp cơ khí, chứa số lượng máy móc nhiều nhất, máy móc ở cấu tạo phức tạp, nhiều mẫu mã và có giá trị lớn thường chiếm một phần rất lớn nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Do đó việc xây dựng nhà xưởng công nghiệp cơ khí rất được doanh nghiệp chú trọng và đặt yêu cầu thiết kế cao.
Một nhà xưởng công nghiệp cơ khí sẽ bao gồm các bộ phận sau:
- Bộ phận sản xuất: gồm gian chứa máy cắt, gian nguội, gian kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công,...
- Bộ phận phụ: gồm gian chuẩn bị phôi, gian mài cắt dụng cụ cắt, kho chứa bán thành phẩm, kho chứa thành phẩm…
- Bộ phận phục vụ và sinh hoạt: gồm văn phòng của công ty, phòng sinh hoạt,...
2. Quy trình các bước thiết kế nhà xưởng công nghiệp cơ khí
Dù là nhà xưởng công nghiệp lớn, nhà xưởng công nghiệp nhỏ hay nhà xưởng công nghiệp sản xuất thì quy trình thiết kế một nhà xưởng công nghiệp cơ khí sẽ bao gồm các bước sau:
- Thiết kế và kiểm tra quá trình vận hành máy móc để tạo ra một sản phẩm cơ khí.
- Xác định tổng số lượng lao động dự tính hoạt động trong xưởng.
- Xác định số lượng máy móc cần thiết và tính toán tổng năng lượng để vận hành máy móc cho quá trình sản xuất.
- Xác định nhu cầu nguyên vật liệu, dụng cụ cho các hoạt động vận chuyển, sửa chữa.
- Xác định nhu cầu lao động.
- Xác định quy mô diện tích xưởng.
- Bố trí mặt bằng phân xưởng cơ khí phù hợp.
- Xác định kết cấu nhà xưởng và lắp đặt các thiết bị nâng chuyển.
- Xác định các số liệu đặc trưng về năng lực và hiệu quả sản xuất.
3. Một số lưu ý khi thiết kế nhà xưởng công nghiệp cơ khí
Lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp, loại vật liệu được sử dụng để xây dựng nhà xưởng công nghiệp sản xuất cơ khí phải là vật liệu bền, dễ dàng bảo trì, làm sạch và khử trùng khi cần thiết.
Kết cấu bao quanh nhà xưởng như tường, vách ngăn phải được thiết kế có bề mặt nhẵn, làm bằng vật liệu không thấm nước. Sàn nhà được thiết kế dễ thoát nước, tránh nước động làm hư hại thành phẩm.
Cửa chính, cửa sổ phải được có bề mặt nhẵn, làm bằng vật liệu không thấm nước, phải dễ vệ sinh khi cần thiết.
Đảm bảo các nguyên tắc khi thiết kế dây chuyền gia công cơ khí:
- Đảm bảo hệ số sử dụng vật liệu Kv phù hợp, Kv=mct/mph (với mct là trọng lượng chi tiết, mph là trọng lượng phôi).
- Đảm bảo độ chính xác gia công.
- Đảm bảo năng suất gia công tốt theo quan hệ giữa năng suất gia công Q và thời gian gia công từng chiếc tc. Q=1/t tc.
- Giảm hệ số thời gian Kt=t0 /t tc (với t0: là thời gian cơ bản, ttc: là thời gian gia công từng chiếc).
4. Một số bản vẽ nhà xưởng công nghiệp cơ khí
Dưới đây là hình ảnh một số bản vẽ nhà công nghiệp cơ khí đã được DPC Steel thực hiện trong thời gian qua. Các bản vẽ thể hiện đầy đủ ba khu vực của một nhà xưởng công nghiệp cơ khí điển hình: khu vực sản xuất, khu vực phụ và khu vực phục vụ và sinh hoạt.
Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp là một tài liệu kỹ thuật quan trọng, thể hiện chi tiết các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng, cấu trúc, bố trí nội thất,... của nhà xưởng. Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp chủ đầu tư xác định được mục tiêu, đảm bảo công năng toàn xưởng và dự toán chi phí trong khả năng và quyết định đến sự thành công của việc xây dựng. Muốn xây dựng nhà xưởng cơ khí tốt và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp cho quy trình sản xuất và bảo vệ thành phẩm diễn ra trơn tru hơn.
DPC Steel là công ty thiết kế và xây dựng nhà xưởng, nhà máy với hơn 18 năm kinh nghiệm. Không phân biệt là nhà xưởng công nghiệp nhỏ hay nhà xưởng công nghiệp lớn, công ty sẽ thực hiện các thiết kế tối ưu và phù hợp nhất với yêu cầu của chủ đầu tư, đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng. Trên đây là toàn bộ những thông tin về mẫu bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cơ khí mà DPC Steel muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên, doanh nghiệp bạn sẽ có những kiến thức bổ ích để đáp ứng với công trình thi công của riêng bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
>>> Bài viết liên quan: Tổng hợp các mẫu nhà thép tiền chế giá rẻ năm 2024
Để tìm hiểu thêm về các dự án công trình công nghiệp bằng thép tiền chế, xin mời quý anh chị ghé thăm kênh Youtube của DPC Steel:
Video giới thiệu đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tại DPC Steel:
Ghé thăm nhà máy của DPC Steel tại Vĩnh Phúc:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm