12 tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng năm 2024 mà chủ đầu tư cần biết

11/08/2024 - Kết cấu thép công nghiệp
Các công trình nhà xưởng được xây dựng nhằm phục vụ công tác sản xuất của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các thiết kế nhà ở dân dụng. Tham khảo những quy chuẩn chung cho các nhà xưởng phổ biến hiện nay.

Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng mới nhất

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng là gì?

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng là các tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật, quy cách thi công áp dụng cho từng hạng mục của công trình. Theo đó, đơn vị thi công cần phải lưu ý đến các tiêu chuẩn này để thiết kế bản vẽ phù hợp với quy mô, mục đích sử dụng của từng hạng mục nhà xưởng.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp cũng được xem là cơ sở giúp đánh giá chất lượng tổng thể của công trình sau khi hoàn tất thi công. Bên cạnh đó, việc tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế ngay từ đầu sẽ giúp đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ, đúng tiến độ.

12 tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng mới nhất 2024

Để quá trình thi công nhà xưởng đạt chất lượng cao, điều quan trọng là từng hạng mục nhỏ trong công trình phải được đảm bảo theo quy chuẩn nhất định. Các hạng mục quan trọng đối với các công trình nhà xưởng phải kể đến: nền móng nhà xưởng, mái và cửa mái, tường và vách ngăn, cửa sổ, cửa đi, hệ thống thông gió, hệ thống lấy sáng,... Cùng tìm hiểu chi tiết hơn ở phần dưới đây!

Tiêu chuẩn độ dốc của mái và cửa mái

Phần mái và cửa mái nhà xưởng phải đảm bảo được tiêu chuẩn về độ dốc. Tùy thuộc vào loại vật liệu làm mái mà tiêu chuẩn độ dốc mái sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

Loại vật liệu

Tiêu chuẩn độ dốc

Tấm lợp xi măng

30 - 40%

Mái tôn nhà xưởng

15 - 20%

Mái lợp ngói

50 - 60%

Mái lợp tấm bê tông cốt thép

5 - 8%

Tiêu chuẩn độ dốc mái nhà xưởng nếu ở mức dưới 8% thì bắt buộc phải bố trí thêm khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm. Bên cạnh tiêu chuẩn về độ dốc mái nhà, bản vẽ thi công cũng cần chú ý đến các tiêu chuẩn về hệ thống thoát nước và hệ thống cửa mái.

Tiêu chuẩn trọng tải nền và móng

Nền và móng được xem là 2 bộ phận quan trọng nhất của bất kỳ công trình nào, đặc biệt là các nhà xưởng cao tầng. Thiết kế nền móng nhà xưởng phải tuân theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737: 1995 của Bộ Xây dựng.

 

Thiết kế nền móng nhà xưởng phải tuân theo TCVN 2737: 1995

Theo đó, mặt nền công trình phải được thiết kế cao hơn mặt trên của móng, độ chênh lệch là 2.0m đối với cột thép; 0.5m đối với cột có khung chèn tường và 0.15m đối với cột bê tông cốt thép. Ngoài độ chênh lệch giữa mặt nền công trình và mặt trên của móng, đơn vị thi công cũng cần chú ý đến kích thước từng ô nền bê tông, chiều sâu móng, cao độ của các chân đế cột thép,...

Hiện nay nền nhà xưởng được chia thành nhiều loại như: nền bê tông, nền bê tông cốt thép, nền lát gạch xi măng, nền thép, nền bê tông atphan, nền bê tông chịu được ăn mòn axit,... Nếu là nền bê tông thì phải thiết kế thành từng ô đáp ứng các tiêu chuẩn:

  • Chiều dài mỗi ô tối đa là 0,6m.

  • Lớp bê tông lót phải có độ dày tối thiểu 0,1m.

  • Mạch chèn giữa các ô phải sử dụng bi tum.

  • Chiều rộng của hè nhà xưởng từ 0,2 - 0,8m.

  • Độ dốc của hè nhà xưởng: 1 - 3%.

  • Bề mặt nền kho xưởng phải có lớp lót cứng, đảm bảo thoát nước nhanh.

Mức độ chiếu sáng của cửa sổ, cửa đi

Ánh sáng là một trong những yếu tố cần được đảm bảo khi thiết kế nhà xưởng. Một không gian nhà xưởng với đầy đủ ánh sáng sẽ phục vụ tốt công tác sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, cửa sổ và cửa đi của nhà xưởng cần được thiết kế hợp lý để đảm bảo độ chiếu sáng, cụ thể như sau:

Với cửa sổ

  • Cửa sổ nhà xưởng phải đảm bảo độ cao không quá 2,4m tính từ mặt sàn.

  • Trường hợp cửa sổ cao trên 2,4m thì cần lắp đặt cố định thành khung và có phần kẹp giữ cánh cửa chắc chắn.

  • Cửa sổ nhà xưởng tiêu chuẩn cần được thiết kế đóng/mở bằng cơ khí.

Với cửa đi

  • Hệ thống cửa đi được thiết kế mở ra phía ngoài.

  • Cửa ra xưởng sản xuất phải có kích thước lớn hơn kích thước của các loại xe vận tải tối thiểu là 20cm theo chiều cao và 50cm theo chiều rộng.

Tiêu chuẩn độ chịu lực của tường và vách

Tường và vách ngăn là 2 thành phần quan trọng giúp cách biệt không gian nhà xưởng với môi trường bên ngoài. Dựa theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp, tường và vách ngăn phải đảm bảo được các thông số về khả năng chịu lực.

Tiêu chuẩn đối với tường

  • Tùy thuộc vào quy mô, mục đích sử dụng nhà xưởng mà lựa chọn một trong những loại tường sau để xây dựng: tường chịu lực, tường tự chịu lực và tường chèn khung.

  • Chân tường gạch phải được thi công lớp chống nước mưa bằng bitum hoặc các vật liệu khác.

  • Lớp chống ẩm chân tường được làm bằng vữa xi măng mác 75 với độ dày 20cm và đặt ngang cao độ của mặt nền hoàn thiện.

 

Tường và vách ngăn công trình nhà xưởng cần được thiết kế theo tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn đối với vách ngăn

  • Vách ngăn nhà xưởng có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như: bê tông cốt thép, bê tông lưới thép, khung thép, gỗ ván ép, gỗ dán,...

  • Nhà xưởng có kích thước nhịp nhỏ hơn hoặc bằng 12m, chiều cao cột sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 6m.

Tiêu chuẩn hệ thống thông gió

Hệ thống thông gió là một trong những hạng mục quan trọng của các nhà xưởng công nghiệp. Việc lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên giúp tái tạo không khí bên trong nhà xưởng, loại bỏ khí bẩn và mang đến không gian sạch trong. Hiện nay có 2 hệ thống thông gió tự nhiên:

  • Hệ thống thông gió nhà xưởng bằng phương pháp tự nhiên.

  • Hệ thống thông gió nhà xưởng bằng cơ khí không có kênh dẫn gió.

  • Hệ thống thông gió nhà xưởng bằng cơ khí không sử dụng kênh dẫn gió.

Tiêu chuẩn hệ thống lấy ánh sáng

Hệ thống ánh sáng nhà xưởng được chia làm 2 loại, bao gồm: ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Cụ thể, cửa sổ, cửa đi, giếng trời hay các không gian mở là những vị trí lấy sáng tự nhiên cho nhà xưởng. Trong khi đó, việc sử dụng các thiết bị điện cung cấp nguồn sáng được gọi là chiếu sáng nhân tạo. 

 

Tiêu chuẩn hệ thống lấy sáng tự nhiên nhà xưởng

Việc kết hợp cả 2 nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo được xem là tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng mà mọi doanh nghiệp cần áp dụng. Mục đích là nhằm tiết kiệm năng lượng đồng thời tạo môi trường làm việc hiệu quả cho người lao động.

Tiêu chuẩn lớp cách nhiệt nhà xưởng

Một nhà xưởng tiêu chuẩn cần được thiết kế hệ thống vách ngăn, che hợp lý. Hạng mục này đặc biệt quan trọng với những nhà xưởng nằm trong các khu dân cư. Bởi hoạt động của nhà xưởng sẽ phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Ngoài ra, đơn vị thi công cũng cần chú trọng thiết kế chuẩn các kết cấu kỹ thuật nhiệt cho các vật dụng trong nhà xưởng. Bước này là cần thiết để hạn chế tình trạng cháy nổ, giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố xảy ra.

Tiêu chuẩn mái che nhà xưởng

Hiện nay, các nhà xưởng tiêu chuẩn liền kề đều ưu tiên áp dụng hệ thống mái che kéo dài. Thiết kế mái che dạng này giúp nhà xưởng chống chịu hiệu quả trước những tác động khắc nghiệt của thời tiết như: mưa, nắng, bão, gió lớn,... Chất liệu mái che cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp, không bị mài mòn hay gỉ sét sau một thời gian sử dụng.

Tiêu chuẩn khu vực văn phòng

Mô hình nhà xưởng kết hợp văn phòng hiện được xem là mô hình tiện ích được nhiều doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, khu vực văn phòng thường được bố trí riêng biệt với khu vực kho xưởng. Ngoài ra, văn phòng cũng được thiết kế sử dụng kính cường lực để tạo không gian mở, thông thoáng và không quá bí bách.

Thiết kế văn phòng trong nhà xưởng như thế nào? - WEDO

Tiêu chuẩn thiết kế khu vực văn phòng

Tiêu chuẩn lưới chống côn trùng

Côn trùng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, thành phẩm. Những vị trí côn trùng có thể xâm nhập vào nhà xưởng như: cửa sổ, giếng trời, trần nhà hở,... Ở các khu vực này cần bố trí lưới mắt cáo hoặc lưới chống côn trùng để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại côn trùng hay chim chóc.

Tiêu chuẩn hệ thống camera bảo vệ an ninh

Một trong những tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng được đặt lên hàng đầu đó chính là hệ thống an ninh đảm bảo. Theo đó, nhà xưởng cần được lắp đặt hệ thống camera an ninh nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản của doanh nghiệp. Hệ thống này phải hoạt động 24/7 nhằm kịp thời phát hiện những sự cố không mong muốn như: mất trộm, cháy nổ, chập cháy điện,...

Tiêu chuẩn hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải là một trong những yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất. Theo quy trình, nước sản xuất từ xưởng cần được xử lý qua 3 ngăn trước khi xả ra hệ thống thoát nước thải chung. Hệ thống hố ga và thùng xử lý nước cũng cần được bố trí hợp lý, không gây ảnh hưởng đến các khu vực sản xuất và lưu trữ hàng.

 

Xử lý nước thải cho nhà máy: Công nghệ và quy trình

Hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn

Tiêu chuẩn nhà xưởng GMP

Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng nhằm kiểm soát các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mục tiêu sau cùng là nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng tốt nhất. Tiêu chuẩn GMP chính là điều kiện để phát triển nên hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.

Một số ngành nghề cần đạt tiêu chuẩn GMP phải kể đến: thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế,... Trong đó, GMP đòi hỏi doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết kế nhà xưởng, điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn sức khỏe lao động, đảm bảo khâu bảo quản và phân phối sản phẩm,... Các tiêu chuẩn này sẽ có sự khác biệt nhất định giữa mỗi ngành nghề.

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về 12 tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng năm 2024 mà DPC Steel muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên, doanh nghiệp bạn sẽ có những kiến thức bổ ích để đáp ứng với công trình thi công của riêng bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng cùng kỹ thuật công nghệ cao và đội ngũ thi công chuyên nghiệp, DPC Steel cam kết sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ chất lượng với giá cả hợp lý. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn xây dựng nên những công trình tuyệt vời nhé.

>>> Xem thêm: Bản vẽ xây dựng nhà xưởng công nghiệp lĩnh vực cơ khí phổ biến

 

Để tìm hiểu thêm về các dự án công trình công nghiệp bằng thép tiền chế, xin mời quý anh chị ghé thăm kênh Youtube của DPC Steel:

Video giới thiệu đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tại DPC Steel:

Ghé thăm nhà máy của DPC Steel tại Vĩnh Phúc:

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về 12 tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng năm 2024 mà chủ đầu tư cần biết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06649 sec| 787.57 kb