Chi tiết về thiết kế nhà xưởng công nghiệp cơ khí
- Thi Công Nhà Thép Tiền Chế. Quy Trình Xây Dựng và Đơn giá?
- Nhũng lưu ý về an toàn lao động trong thi công nhà thép tiền chế
- DPC Steel đảm bảo an toàn lao động tại nhà máy sản xuất
1. Điểm đặc biệt khi thiết kế nhà xưởng cơ khí
Giống với nhiều nhà xưởng công nghiệp hiện nay, trong quá trình thiết kế hay nên bản vẽ bạn cần đặc biệt chú trọng vào chức năng sử dụng sau này của công trình. Trong đó yếu tố hài hòa, sự liên kết và tính hợp lý giữa các khu vực và phòng ốc trong nhà xưởng cơ khí được trú trọng hơn cả. Bên cạnh đó các yếu tố về tính thẩm mỹ của nhà xưởng cũng được các nhà thiết kế và chủ thầu quan tâm.
2. Cấu trúc của nhà xưởng cơ khí
Nếu như những nhà xưởng công nghiệp trong các lĩnh vực có những thiết kế khác nhau để phù hợp với công năng sau này, thì hầu hết các công trình cơ khí để có cấu trúc xây dựng tương đối giống nhau. Bởi chúng đều có lĩnh vực hoạt động tương tự nhau. Sau đây là cấu trúc cơ bản của một nhà xưởng cơ khí, bạn có thể tham khảo:
- Bộ phận sản xuất: Trong mọi công trình đều có khu vực dành riêng cho các hoạt động sản xuất và nhà xưởng cơ khí cũng vậy. Cụ thể đây là khu vực diễn ra quá trình sản xuất tạo sản phẩm cung cấp cho thị trường tiêu dùng. Trong khu vực này sẽ bao gồm máy cắt, gian nguội, gian kiểm tra chất lượng gia công…
- Bộ phận phụ: Ngoài bộ phận sản xuất thì hầu như tất cả các nhà xưởng cơ khí hiện nay đều có bộ phận phụ. Đây là nơi diễn ra các hoạt động nhằm phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm, hoặc là nơi lưu trữ. Trên thực tế khu vực này là nơi chuẩn bị, gian mài cắt dụng cụ cắt, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm…
- Đây là một bộ phận không thể thiếu trong bất cứ nhà xưởng công nghiệp nào. Nó có thể là văn phòng nhằm phục vụ các công việc liên quan đến giấy tờ, hợp đồng,... hoặc là khu vực sinh hoạt cho công nhân và quản lý trong thời gian nghỉ ngơi.
Cùng với đó nhà xưởng cơ khí có cấu trúc tổng quát bao gồm hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng, hệ thống vận chuyển, hệ thống năng lượng và thậm chí là hệ thống ánh sáng. Đây đều là những điều kiện giúp cho quá trình làm việc được hiệu quả và năng xuất hơn. Bên cạnh đó không thể không nhắc đến thống vệ sinh kỹ thuật, an toàn lao động, điều hành sản xuất và các bộ phận khác, với mục đích đảm bảo an toàn cũng như các nhu cầu thiết yếu của công nhân.
3. Những lưu ý khi thiết kế nhà xưởng cơ khí
Trong quá trình thiết kế và lên ý tưởng cho bản vẽ các doanh nghiệp cần nắm bắt những lưu ý cơ bản cho một công trình nhà xưởng cơ khí để tránh những trường hợp không mong muốn sau này.
- Đầu tiên bạn cần đi khảo sát địa hình được dự định là nơi xây dựng, đặc biệt quan tâm đến mặt bằng cũng như khí hậu ở đó để đưa ra phương án thiết kế phù hợp.
- Một bản thiết kế cần đảm bảo hài hòa giữa các khu vực trong nhà xưởng cơ khí để quá trình hoạt động được diễn ra thuận lợi nhất. Trong đó việc phân bổ khu vực sao cho phù hợp với hệ thống giao thông nhận được sự quan tâm của chủ đầu tư.
- Ngoài ra khi thiết kế bạn cũng cần quan tâm đến chức năng hoạt động sau này của nhà xưởng. Đồng thời đảm bảo khả năng mở rộng sau này, đặc biệt khi doanh nghiệp ngày càng phát triển.
4. Các mẫu nhà xưởng cơ khí
Với quy mô cũng như những chi tiết mà nhà doanh nghiệp yêu cầu thì công trình sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với những mong muốn đó. Do đó trên thị trường hiện nay, nhà xưởng cơ khí có đa dạng về mẫu mã cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên để sở hữu một mẫu nhà xưởng phù hợp với hoạt động sau này thì bạn cần quan tâm đặc biệt tới khâu thiết kế cũng như quá trình thi công.
Vì là một nhà xưởng cơ khí nên hầu hết các công trình có diện tích từ 1200- 1800 m vuông, đồng thời chúng thường sử dụng mái lợp bằng tôn và hệ thống cột thép bao quanh. Với thiết kế này vừa đảm bảo được các vấn đề về thời tiết vừa giảm chi phí thi công cho nhà đầu tư.
5. Các bản vẽ nhà xưởng cơ khí
Như đã nói ở những phần trên, hiện nay các nhà đầu tư đưa ra những yêu cầu về nhà xưởng cơ khí không chỉ phù hợp với quá trình sản xuất sau này mà còn yêu cầu tính kỹ thuật và thẩm mỹ của công trình. Vậy nên hiện có rất nhiều bản vẽ về công trình cho bạn lựa chọn. Nhưng trên thực tế tất cả các bản vẽ này đều chứa những đặc điểm cơ bản của nhà xưởng cơ khí, cụ thể đó là cấu trúc chung mà chúng tôi đã cung cấp ở trên.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan thiết kế nhà xưởng công nghiệp. Hy vọng với những thông tin chúng tôi mang đến đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn. Chúc bạn sớm sở hữu một công trình với thiết kế nhà xưởng công nghiệp như ý muốn và phù hợp với việc hoạt động sau này của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Bản vẽ xây dựng nhà xưởng công nghiệp lĩnh vực cơ khí phổ biến
Để tìm hiểu thêm về các dự án công trình công nghiệp bằng thép tiền chế, xin mời quý anh chị ghé thăm kênh Youtube của DPC Steel:
Video giới thiệu đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tại DPC Steel:
Ghé thăm nhà máy của DPC Steel tại Vĩnh Phúc:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm