QUY TRÌNH GIA CÔNG KẾT CẤU THÉP
1 Lựa chọn vật liệu thô
Vật liệu để tạo nên kết cấu thép chắc chắn phải kể đến đó chính là thép. Nguyên liệu thép dùng để thiết kế móng, thiết kế khung nhà. Bên cạnh đó, vật liệu thô còn nằm ở phần kết nối như là bu lông, hay gồm cả sắt. Các nguyên vật liệu này cần phải lựa chọn kỹ càng, xem có chắc chắn, chất lượng hay không để đảm bảo khung thép có độ chịu lực tốt, kết cấu liên kết đảm bảo.
2 Kiểm tra vật liệu
Vật liệu nhập về thì phải được kiểm tra kỹ càng về nguồn cung cấp vật liệu. Phải được khẳng định, đảm bảo độ an toàn vật liệu cũng như đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng. Kiểm tra gian khóa hay hệ thống cột, dầm kèo. Cùng với đó là lực xiết của bu lông kết cấu hay kể cả bu lông neo.
3 Cắt NCN và thủy lực
Sau khi đã nhập vật liệu thô và kiểm tra kỹ về chất lượng thì đơn vị thi công sẽ tiến hành cắt CNC và thủy lực. Công đoạn này sẽ tạo ra đường cong cho phần vật liệu kim loại. Bất kì đường cong nào như phần bản vẽ đều có thể thực hiện được. Có thể cắt với kiểu 3D chứ không chỉ riêng 2D.
4 Hàn thủ công
Hàn thủ công là công đoạn thứ 4 trong quy trình gia công kết cấu thép. Những miếng vật liệu đã được cắt, tạo hình tạo khối sẽ được hàn thủ công để liên kết chúng lại với nhau. Hàn thủ công thì sẽ được thực hiện bởi các thợ xây dựng, trực tiếp bởi tay con người.
5 Hàn tự động
Một số nhược điểm của hàn thủ công mắc phải còn chưa giải quyết được thì sẽ xử lý được bởi hàn tự động. Hàn tự động sẽ được thực hiện bởi máy móc, bởi robot hay xe hàn tự động CNC. Các mẫu nối được giải quyết 100% cho liên kết chắc chắn.
6 Máy cắt thủy lực
Sử dụng máy cắt thủy lực để cắt các chi tiết thừa trong tổng thể đã được hàn liên kết với nhau. Nguyên lý hoạt động của máy cắt này ấy chính là thực hiện sức ép bằng chất lỏng, tức thủy lực để cắt kim loại nhanh chóng và đạt kỹ thuật cao.
7. Nắn thẳng cấu kiện
Trong quá trình hàn gắn các kết cấu thép thì nhiệt độ từ máy móc sẽ làm cho một số vị trí của vật liệu trở nên cong vênh, méo mó. Đây chính là lúc cần phải sử dụng máy nắn để nắn thẳng lại cấu kiện. Điều này rất quan trọng để khung kết cấu thép có thể đảm bảo chất lượng trong quy trình gia công kết cấu thép.
8. Gia công mài
Để kết cấu thép có độ chính xác về diện tích, về chu vi cũng như có độ thẩm mỹ, nhẵn bóng cần phải có công đoạn gia công mài. Gồm các phương pháp:
-
Mài phẳng
-
Mài tròn ngoài
-
Mài tròn trong: Giúp gia công lỗ côn, lỗ trụ, lỗ định hình
-
Mài định hình: Mài gia công các vị trí, các bề mặt có đường sinh thẳng
-
Mài vô tâm: Phù hợp với những chi tiết kết cấu không
9. Kiểm tra đường hàn không phá hủy
Phải kiểm tra đường hàn sau khi đã thực hiện các phương pháp hàn xem có đạt chuẩn không. Giữa hai thành phần vật liệu với nhau khi đã được hàn nối cần phải kiểm tra thì sẽ kiểm tra bằng mắt nhìn, hoặc có thể là siêu âm hay thử từ.
10. Làm sạch và chuẩn bị bề mặt
Giai đoạn này rất cần để bề mặt cấu kiện sạch sẽ, đảm bảo không vướng bụi bẩn, không bị lấn cấn ở bất kỳ vị trí nào. Nó có đóng vai trò trong việc giữ được tuổi thọ cho kết cấu, giữ được lớp sơn phủ tốt hơn. Có thể làm sạch bằng phương pháp thủy lực.
11. Sơn hoàn thiện
Phần lớp sơn hoàn thiện thì sẽ được sơn thành hai lớp. Trước tiên là lớp sơn phủ cho bề mặt kim loại chống được các tác động từ môi trường gây rỉ sét. Tiếp đến là lớp sơn mặt ngoài để tạo nên thẩm mỹ cho vẻ ngoài kết cấu. Lớp sơn rất quan trọng để bảo vệ kết cấu thép được lâu dài và ổn định.
12. Hoàn thành và đóng gói, vận chuyển đến nơi thi công, xây dựng
Sau khi hoàn thiện các công đoạn trên thì kết cấu thép sẽ được kiểm tra lại một lần nữa về tổng thể. Cuối cùng của quy trình gia công kết cấu thép là vận chuyển đi các vật liệu xây dựng đến địa điểm thi công, xây dựng để tiến hành lắp dựng như trong bản vẽ đã đề ra.
Trên đây là tóm gọn quy trình gia công kết cấu thép. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc hay bất kỳ nhu cầu thiết kế nào thì bạn có thể liên hệ tới DPC Steel của chúng tôi để được giải đáp và tư vấn nhé.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm