6 Mẫu nhà xưởng công nghiệp được ưa chuộng hiện nay
- Quy trình thiết kế kết cấu nhà thép tiền chế năm 2024
- Tìm Hiểu Về Khung Nhà Thép Tiền Chế
- Tổng quan về bản mã trong kết cấu nhà thép tiền chế cập nhật năm 2024
1. Mẫu nhà xưởng công nghiệp bê tông cốt thép
Nhà xưởng bê tông cốt thép được xây dựng bởi hai thành phần chính là bê tông và cốt thép. Thành phần và kết cấu chắc chắn giúp hình thành nên khả năng chịu lực rất tốt cho nhà xưởng, bảo vệ công trình tốt trước các điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Ngoài ra, tính chất vật lý và cơ học của bê tông và thép không thay đổi quá nhiều trong khoảng nhiệt độ từ “-40°C” đến “60°C” giúp gia tăng khả năng chống cháy cho nhà máy.
Tuy nhiên, bê tông và cốt thép là các vật liệu nặng, do đó yêu cầu thời gian thi công lâu và có tính linh động thấp, gây khó khăn trong việc thay đổi kết cấu hay di dời công trình. Bên cạnh đó, sau một thời gian sử dụng, trên bề mặt của bê tông sẽ xuất hiện các vết nứt, cần tăng cường đầu tư kiểm tra định kỳ công trình. Quá trình thi công nhà xưởng cũng sẽ sinh ra rất nhiều bụi và các vật liệu dư thừa tác động xấu tới môi trường.
2. Mẫu nhà xưởng quy mô nhỏ bằng thép tiền chế
Mẫu nhà xưởng công nghiệp thép tiền chế được thiết kế hoàn toàn bằng khung thép. Khả năng tạo hình dễ dàng của thép giúp tăng khả năng chịu lực của công trình và gia tăng tuổi thọ cho nhà máy. Với kết cấu gọn, nhẹ vật liệu thép tiền chế giúp giảm tải trọng của công trình khiến cho việc thi công công trình của doanh nghiệp dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cho các khu vực ít phải chịu lực. Kết cấu nhỏ gọn của khung thép giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa quỹ đất của mình và dễ dàng mở rộng khi cần thiết.
Tuy nhiên, khả năng chịu nhiệt của thép kém hơn bê tông cốt thép do đó khả năng bị hư hại nặng khi gặp hỏa hoạn là rất cao, yếu tố an toàn khi sử dụng công trình luôn được cân nhắc và đặt lên hàng đầu trong giai đoạn thiết kế và thi công. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa có độ ẩm cao khiến sắt thép dễ xuất hiện hiện tượng gỉ sét. Công ty thực hiện mẫu nhà xưởng này cần phải chi nhiều tiền cho quy trình kiểm tra và bảo dưỡng nhà xưởng.
3. Mẫu nhà xưởng công nghiệp một tầng
Để tối ưu diện tích đất sử dụng xây dựng, doanh nghiệp cần xác định xem nên xây dựng cấu trúc một tầng hay nhiều tầng. Mẫu nhà xưởng công nghiệp một tầng là mô hình dễ thiết kế giúp giảm thời gian thi công, tiết kiệm chi phí xây dựng thang bộ, thang máy, gia tăng hiệu quả kinh tế cho nhà thầu. Đây là mẫu thiết kế thường được xây dựng trên các khu đất rộng nên việc sửa đổi và mở rộng khi cần thiết trở nên dễ dàng. Thiết bị máy móc trong xưởng cùng nằm trên một tầng nên dễ bố trí, di chuyển, thay đổi phù hợp với các ngành nghề đặc thù như sản xuất, chế biến linh kiện,... Có thể sử dụng tối đa ánh sáng tự nhiên vì có thể lấy ánh sáng ban ngày từ cửa sổ bên và đèn trên mái. Do đó, giảm chi phí điện năng cho chiếu sáng.
Thực tế, diện tích xây dựng nhà xưởng một tầng rất lớn, nên yếu tố tối ưu diện tích xây dựng và chi phí thuê luôn là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu cho doanh nghiệp khi lên kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất vì giá đất hiện nay đang tăng cao chóng mặt.
4. Mẫu nhà xưởng công nghiệp xây dựng nhiều tầng
Xây dựng mẫu nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng đang trở thành xu hướng mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đây là một lựa chọn tối ưu để tiết kiệm diện tích và chi phí mặt bằng. Khoảng cách giữa các phân xưởng giảm đi giúp thuận lợi cho việc quản lý toàn bộ quy trình. Loại hình thiết kế này phù hợp với các doanh nghiệp theo xu hướng hiện đại vì yêu cầu đầu tư trang bị đầy đủ hệ thống và tiện ích như thang máy, nhà để xe, trạm điện, máy phát điện dự phòng, phòng cháy chữa cháy,...
Tuy nhiên, mẫu nhà xưởng nhiều tầng sẽ tiêu tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp vì các yếu tố như hệ thống vận chuyển, di chuyển giữa các tầng sẽ tốn thêm chi phí. Việc mở rộng sản xuất sau này cũng không dễ dàng, nếu doanh nghiệp cần mở rộng dây chuyền sản xuất ở các tầng trên, thì điều đó có thể khó khăn về mặt hậu cần. Di chuyển dây chuyền sản xuất từ tầng trên xuống tầng trệt và sau đó mở rộng sẽ làm tăng thêm chi phí đáng kể cho dự án.
5. Nhà xưởng không kết hợp văn phòng
Mẫu nhà xưởng công nghiệp không kết hợp văn phòng thường được ứng dụng cho các doanh nghiệp lớn, có nhiều nhân viên và nhà xưởng chỉ được sử dụng làm khu vực sản xuất. Mẫu nhà xưởng này thường được sử dụng cho các doanh nghiệp chuyên về sản xuất ra thành phẩm như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất phân bón, gia công kim loại, sản xuất các dụng cụ sửa chữa…
6. Nhà xưởng kết hợp văn phòng
Mẫu nhà xưởng công nghiệp kết hợp văn phòng thường có hai khu vực chính là khu vực sản xuất và khu vực văn phòng làm việc. Thiết kế nhà xưởng kết hợp văn phòng hỗ trợ cho quá trình quản lý của doanh nghiệp được linh hoạt và tiết kiệm chi phí đầu tư, phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có nhiều nhân sự.
Trên đây là 6 Mẫu nhà xưởng công nghiệp được ưa chuộng hiện nay mà DPC Steel muốn truyền đạt đến quý khách hàng. Nắm được những ưu điểm cũng như sau khi xem qua các bản vẽ nhà công nghiệp, DPC Steel tin rằng các chủ doanh nghiệp sẽ tự tin hơn trong quá trình quyết định xây dựng nhà xưởng thép tiền chế của mình.
Quý anh chị có nhu cầu nhận tư vấn về giải pháp tổng thể cho kế hoạch xây dựng nhà xưởng công nghiệp bằng thép tiền chế vui lòng để lại thông tin tại biểu mẫu dưới đây:
>>> Bài viết liên quan: So sánh giữa nhà thép tiền chế và công trình thép truyền thống
Để tìm hiểu thêm về các dự án công trình công nghiệp bằng thép tiền chế, xin mời quý anh chị ghé thăm kênh Youtube của DPC Steel:
Video giới thiệu đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tại DPC Steel:
Ghé thăm nhà máy của DPC Steel tại Vĩnh Phúc:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm