Có được phép xây dựng nhà xưởng trên đất Nông nghiệp không?
- Lưu ý khi thiết kế và xây dựng nhà xưởng công nghiệp tiền chế
- Đơn giá xây dựng nhà xưởng công nghiệp tiền chế tại Yên Bái năm 2024
- Thiết kế và thi công nhà thép tiền chế nhiều tầng chủ đầu tư cần lưu ý gì?
1. Tổng quan về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp (trong tiếng anh được gọi là Farmland hoặc Agricultural land) là loại đất được nhà nước giao cho người dân nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Theo quy định của Luật đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì nhóm đất nông nghiệp được chia thành các loại sau đây: Đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất nông nghiệp khác (xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, xây dựng chuồng trại để chăn nuôi,…)
2. Doanh nghiệp có được phép xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp hay không?
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, đất được sử dụng cho các hoạt động xây dựng nhà máy, nhà xưởng và các cơ sở sản xuất là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (gọi tắt là đất SKC) là bao gồm các loại như đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp, và không được sử dụng cho mục đích nông nghiệp hoặc dùng để ở. Có thể thấy việc xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp về cơ bản là không được phép.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phát sinh nhu cầu mong muốn mở rộng quy mô sản xuất thì hoàn toàn có thể thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp trước khi xin cấp giấy phép xây dựng và khởi công.
3. Hướng dẫn chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Nếu muốn xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp, trước tiên, doanh nghiệp cần xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Sau đây là quy trình xin cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất tại chính quyền địa phương
Chủ sở hữu đất cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. Quý doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu đơn tại đây.
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Bước 2: Nộp lệ phí thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo Thông báo nộp tiền sử dụng đất của Cơ quan thuế
Chủ sở hữu đất nộp lệ phí khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở theo quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
Bước 3: Nhận kết quả
Kết quả của việc có cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không sẽ được Cơ quan tài nguyên và môi trường nơi đã nộp hồ sơ phản hồi không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Khi đã được cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, doanh nghiệp đã hoàn toàn có thể xây dựng nhà xưởng trên đất Nông nghiệp một cách hợp pháp. Bên cạnh sử dụng đất nông nghiệp, doanh nghiệp còn có thể suy nghĩ đến hướng xây dựng nhà xưởng trên đất thổ cư để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về mục đích sử dụng của các loại đất này để có cách sử dụng đúng không vi phạm pháp luật nhé.
Xây dựng nhà xưởng là hoạt động quan trọng và tốn rất nhiều chi phí của doanh nghiệp. Do đó, khi bắt tay vào xây dựng nhà xưởng, doanh nghiệp nên lưu ý một số điều như sau để hoạt động xây dựng được diễn ra thuận lợi và tiết kiệm chi phí.
4. Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
4.1 Lập kế hoạch tài chính phù hợp
Điều đầu tiên doanh nghiệp cần chú ý khi xây dựng cơ sở sản xuất mới là chi phí bỏ ra bao nhiêu là phù hợp. Việc xây dựng nên một dự toán chi phí cân đối và kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp bạn giúp tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng.
4.2 Lựa chọn mẫu nhà xưởng phù hợp
Việc lựa chọn mẫu nhà xưởng ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ mẫu nhà xưởng phù hợp. Bạn có thể liên hệ với DPC Steel để được tư vấn về những mẫu nhà xưởng hiện đại và phù hợp với mục đích sản xuất của doanh nghiệp nhé.
4.3 Lựa chọn đơn vị phù hợp để thiết kế và xây dựng nhà xưởng
Để nhà xưởng mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình vận hành, ngoài việc tìm ra được mẫu nhà xưởng thích hợp, doanh nghiệp nên lựa chọn một đơn vị xây dựng uy tín để được tư vấn và hợp tác.
Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng cùng kỹ thuật công nghệ cao và đội ngũ thi công chuyên nghiệp, DPC Steel cam kết sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ chất lượng với giá cả hợp lý. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn xây dựng nên những công trình tuyệt vời nhé.
>>> Xem thêm: Bản vẽ xây dựng nhà xưởng công nghiệp lĩnh vực cơ khí phổ biến
Để tìm hiểu thêm về các dự án công trình công nghiệp bằng thép tiền chế, xin mời quý anh chị ghé thăm kênh Youtube của DPC Steel:
Video giới thiệu đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tại DPC Steel:
Ghé thăm nhà máy của DPC Steel tại Vĩnh Phúc:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm