Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp 2 tầng phổ biến hiện nay

04/04/2024 - Cẩm nang dành cho chủ đầu tư
Hiện nay, việc xây dựng nhà xưởng công nghiệp 2 tầng đang là xu hướng của các doanh nghiệp. Trước khi bắt tay vào thi công nhà xưởng, doanh nghiệp cần cho mình một bản vẽ chi tiết và đầy đủ nhất. Nếu bạn đang tìm hiểu về bản vẽ nhà xưởng công nghiệp 2 tầng thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

 

1. Ý nghĩa của việc thiết kế bản vẽ nhà xưởng công nghiệp 2 tầng?

Đầu tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vai trò của bản vẽ trong quá trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp 2 tầng.

Là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng một nhà công nghiệp, bản vẽ nhà xưởng công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thi công lắp dựng nhà xưởng. Bản vẽ sẽ thể hiện toàn bộ các chi tiết cấu trúc nên nhà xưởng, nói cách khác nó sẽ tạo nên một khung sườn trên giấy cho toàn bộ công trình. Từ đó đem đến cho đội ngũ thi công một cái nhìn khái quát nhất về hình dáng và cấu trúc của nhà xưởng. Dựa vào bản vẽ, nhà thầu thống kê được những bộ phận chính của xưởng và tính toán nguyên vật liệu, nhân công, chi phí cần cho quá trình xây dựng,...

Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp 2 tầng
Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp 2 tầng

Mỗi yếu tố được trình bày trong bản vẽ nhà xưởng công nghiệp đều sẽ tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng nhà xưởng về sau này. Bởi vì đơn vị thi công sẽ sử dụng bản vẽ là tài liệu để nhìn vào và xây dựng công trình theo đó. Nếu các bản vẽ bị sai lệch về thông số kỹ thuật hay xuất hiện các sai sót về số lượng, số đo,... sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tiến độ xây dựng nhà xưởng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chọn ra một đơn vị uy tín để đảm bảo bản thiết kế nhà xưởng của doanh nghiệp vừa mang tính thẩm mỹ vừa chính xác tuyệt đối về mặt kỹ thuật. 

2. Một số yêu cầu về bản vẽ nhà xưởng công nghiệp 2 tầng?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chọn nhà xưởng công nghiệp 2 tầng cho khu vực sản xuất của doanh nghiệp mình. Chúng ta có thể thấy có nhiều nhà xưởng trong nhiều lĩnh vực được thiết kế hai tầng như nhà xưởng công nghiệp dệt, nhà xưởng công nghiệp cơ khí,... Tuy nhiên dù có bao nhiêu tầng hay thuộc lĩnh vực gì, thì các bản vẽ nhà xưởng cũng đều phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Bản vẽ phải thể hiện được quy mô dự án (diện tích nhà xưởng,...)
  • Bản vẽ phải thể hiện được cấu trúc nhà xưởng.
  • Bản vẽ cần trình bày đầy đủ, cụ thể các thông số kỹ thuật.
  • Bản vẽ phải có các ghi chú rõ ràng về vật liệu, số lượng cần sử dụng.
Thiết kế chi tiết nhà xưởng công nghiệp 2 tầng
Thiết kế chi tiết nhà xưởng công nghiệp 2 tầng

Ngoài ra mỗi bản vẽ sẽ có một số yêu cầu riêng như:

  • Bản vẽ thiết kế kỹ thuật: Bản thiết kế cần tính toán các thông số sao cho đảm bảo sự chắc chắn, an toàn về  khả năng chịu lực của nhà xưởng theo mục đích sử dụng và địa hình xây dựng. 
  • Bản vẽ thiết kế sản xuất: Trên bản vẽ phải thể hiện chính xác, đầy đủ chi tiết của từng bộ phận (về số lượng, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, hình dạng 3D của chi tiết) .
  • Bản vẽ thiết kế lắp dựng: Bản vẽ cần phải mô tả được sơ đồ bố trí từng bộ phận trong xưởng cùng các yêu cầu thiết kế của bộ phận đó. 

Nói chung, bản vẽ càng thể hiện chi tiết bao nhiêu thì quá trình thi công sẽ diễn ra càng thuận lợi bấy nhiêu. Như một chiếc bản đồ định hướng đội ngũ nhân công và kỹ sư thực hiện xây dựng nhà xưởng theo ý định của chủ đầu tư, những tính toán về kết cấu, tải trọng cần được thực hiện cẩn trọng để giúp đảm bảo rằng công trình được tạo ra sẽ luôn bền vững, an toàn và tối ưu chi phí xây dựng.

3. Kết cấu của nhà xưởng công nghiệp 2 tầng thép tiền chế

Với nhiều ưu điểm như tiết kiệm diện tích xây dựng, tiết kiệm thời gian thi công,... nhà xưởng 2 tầng đang trở thành xu thế hiện nay khi mà quỹ đất ngày càng trở nên ít đi. Vậy một nhà xưởng 2 tầng sẽ có cấu trúc như thế nào? Kết cấu chính của xưởng công nghiệp 2 tầng gồm các thành phần: Cột khung, kèo hồi, xà gồ mái, khung thép tiêu chuẩn, giằng cáp, xã gỗ tường. 

Ngoài ra, kết cấu phụ của nhà xưởng còn gồm các thành phần: Cột hồi, hành lang cửa sổ, tấm tường, cửa đẩy, mái hắt, cửa trời, tấm mái, tấm lấy sáng, máng nước, cửa chớp tôn, cửa cuốn.

4. Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp 2 tầng thép tiền chế

Một bộ hồ sơ thiết kế sẽ bao gồm các bản vẽ như:

  • Bản vẽ mặt bằng móng nhà xưởng.
  • Bản vẽ mặt bằng mái nhà xưởng.
  • Bản vẽ mặt bằng định vị cọc nhà xưởng.
  • Bản vẽ mặt bằng dầm, sàn tầng 2 của nhà xưởng.
  • Bản vẽ mặt bằng đà kiềng nhà xưởng.
  • Bản vẽ chi tiết nhà xưởng (Bản vẽ chi tiết sẽ bao gồm bản vẽ chi tiết móng, bản vẽ chi tiết cọc, bản vẽ chi tiết cấu tạo liên kết).
 Bản vẽ định vị bố trí cọc
 Bản vẽ định vị bố trí cọc

Trên đây là tất cả những thông tin về bản vẽ nhà xưởng công nghiệp 2 tầng mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. DPC Steel hi vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp đang có nhu cầu xây dựng nhà công nghiệp 2 tầng sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình thiết kế bản vẽ và thi công xây dựng.

Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng cùng kỹ thuật công nghệ cao và đội ngũ thi công chuyên nghiệp, DPC Steel cam kết sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ chất lượng với giá cả hợp lý. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn xây dựng nên những công trình tuyệt vời nhé.

>>> Xem thêm: Bản vẽ xây dựng nhà xưởng công nghiệp lĩnh vực cơ khí phổ biến

 

Để tìm hiểu thêm về các dự án công trình công nghiệp bằng thép tiền chế, xin mời quý anh chị ghé thăm kênh Youtube của DPC Steel:

Video giới thiệu đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tại DPC Steel:

Ghé thăm nhà máy của DPC Steel tại Vĩnh Phúc:

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp 2 tầng phổ biến hiện nay

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.01959 sec| 740.859 kb