Top 5+ mẫu thiết kế nhà xưởng tiền chế đẹp nhất
- Xây dựng nhà xưởng công nghiệp trên đất thổ cư có hợp pháp không?
- Chi tiết về thiết kế nhà xưởng công nghiệp cơ khí
- Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng công nghiệp năm 2024
1. Nhà xưởng là gì?
Nhà xưởng hay còn gọi là nhà công nghiệp, là mô hình được xây dựng với diện tích không gian quy mô lớn với sức chứa lên đến hàng nghìn công nhân, nhân viên.
Bên cạnh đó, đây cũng là nơi chứa mọi thiết bị máy móc, nguyên vật liệu và phục vụ cho quy trình sản xuất, bảo quản hàng hóa sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.
2. Kết cấu của nhà xưởng
Khi xây dựng kết cấu nhà xưởng, phải tính toán chính xác và kỹ lưỡng các bộ phận trước khi lắp đặt. Kết cấu nhà xưởng gồm những bộ phận sau:
- Phần móng: Phần chịu toàn bộ trọng tải lực của nhà xưởng và thường được kết cấu từ bê tông cốt thép, cần đảm bảo độ chính xác cao về thông số kỹ thuật.
- Nền xưởng: Được đổ bê tông và đánh bóng hoặc sơn epoxy để thuận tiện cho việc vệ sinh, lau chùi sau này.
- Khung kết cấu nhà xưởng: Bộ phận quan trọng nhất, có khả năng chịu lực cao.
- Hệ thống cửa: Dễ dàng sử dụng, tháo rời và lắp ráp, có độ chắc chắn cao, bảo trì nhanh chóng.
- Hệ thống thông gió: Tính toán kỹ càng về lưu lượng gió, lắp đặt sao cho tận dụng công suất tối đa.
- Trần nhà: Đảm bảo sự chắc chắn giữa các mối liên kết giữa những vị trí lắp ráp để tạo sự an toàn cho con người và hàng hóa.
- Vách ngăn tường: Có khả năng cách âm, cách nhiệt. Cần thi công cẩn thận và chắc chắn.
3. Quy trình thi công nhà xưởng
Để xây dựng được nhà xưởng đẹp và đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và an toàn theo quy định của Nhà nước, bạn cần tham khảo những lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà xưởng và nắm rõ quy trình các bước thi công nhà xưởng
Bước 1: Thiết kế nhà xưởng
Thiết kế bản vẽ sơ bộ để doanh nghiệp hình dung rõ về công trình và những nguyên vật liệu cần chuẩn bị, sau đó thiết kế bản vẽ chi tiết để thi công.
Bước 2: Xây dựng nền móng
Tìm hiểu kỹ về nền đất sử dụng, quá trình dựng móng để đảm bảo tuổi thọ của nhà xưởng.
Bước 3: Thi công khung thép nhà xưởng
Kiểm tra chất lượng chặt chẽ khung thép, lắp dựng cẩn thận.
Bước 4: Làm vỏ bao che
Xây tường bao quanh nhà xưởng đảm bảo tính bền vững chóng bụi bặm, tiến hành lợp mái nhà, nên chọn loại mái tạo được không gian thông thoáng.
Bước 5: Tiến hành thi công hạ tầng
Lắp đặt ống cấp thoát nước, cầu thang, sân bãi,...
Bước 6: Lắp đặt hệ thống kỹ thuật
Hệ thống phòng cháy nổ, điện nước,...
Bước 7: Hoàn thiện nhà xưởng
Gồm những công việc như: trồng cây xanh quanh nhà xưởng, vệ sinh nhà xưởng, đóng trần.
4. Những mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp nhất 2024
Ngoài việc chú trọng đến chất lượng, hiện nay các chủ doanh nghiệp còn quan tâm đến tính thẩm mĩ của nhà xưởng. Hãy cùng xem những mẫu nhà xưởng đẹp nhất 2024.
4.1. Mẫu thiết kế nhà xưởng mái thông sáng
Nhà xưởng có dạng bo kín tường và mái bằng tôn, xen kẽ là những tấm lợp mái trong suốt lấy sáng. Nhờ sử dụng tấm lợp này, nhà xưởng hấp thu được lượng lớn ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm điện năng.
Bên cạnh đó, độ bền của nhà xưởng cao vì tường và mái tôn được gắn kết kiên cố với nhau, chi phí xây dựng thấp và thời gian lắp đặt thi công nhanh chóng.
4.2. Mẫu thiết kế nhà xưởng 2 tầng
Là dạng nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay vì tận dụng tối đa được diện tích mặt bằng và tiết kiệm chi phí xây dựng. Ngoài ra thì thời gian thi công mẫu nhà xưởng này cũng khá nhanh chóng và đem lại tính thẩm mĩ cao.
Chủ doanh nghiệp có thể sử dụng đa dạng công năng ở cả 2 tầng vì quá trình thiết kế và xây dựng được đảm bảo chắc chắn.
4.3. Mẫu thiết kế nhà xưởng nhiều tầng
Được lắp đặt khung nhà xưởng kiên cố, mang kiểu dáng chắc khỏe và tính thẩm mĩ cao. Mẫu nhà xưởng này gồm nhiều tầng có công năng sử dụng khác tùy vào mục đích sử dụng của doanh nghiệp, có thể dùng để trưng bày hay sản xuất hàng hóa, chứa nguyên vật liệu.
4.4. Mẫu nhà xưởng kết hợp văn phòng
Nhà xưởng phân chia thành 2 khu vực gồm khu nhà xưởng và khu văn phòng. Vì được xây dựng với mục đích sản xuất hàng hóa, chứa nguyên vật liệu máy móc và làm không gian làm việc cho đội ngũ công nhân nên khu nhà xưởng chiếm diện tích lớn hơn.
Khu văn phòng có thể dùng để làm nơi làm việc cho người điều hành công trình. Mẫu nhà xưởng này giúp tạo sự thuận tiện trong quá trình làm việc.
4.5. Mẫu nhà xưởng đôi
Kiểu nhà xưởng phù hợp cho những doanh nghiệp có dự định xây dựng công trình trên diện tích quy mô lớn. Mẫu này mang lại giá trị thẩm mỹ cao vì độ cân xứng, đồng đều, hài hòa.
4.6. Mẫu nhà xưởng khung thép tiền chế
Là mẫu nhà xưởng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn vì độ chịu lực lớn, thời gian thi công nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Được xây dựng bằng khung thép kết cấu từ việc lắp đặt vật liệu bằng thép dựa trên bản vẽ. Việc sử dụng kết cấu thép cũng mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho công trình.
4.7. Mẫu thiết kế nhà xưởng mái vòm
Đây là một trong những mẫu nhà xưởng được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Kiểu nhà xưởng được thiết kế với những mẫu mái vòm mang lại tính thẩm mỹ cao, tạo không gian rộng lớn cho nhà xưởng, và đặc biệt đảm bảo được độ bền chắc.
4.8. Mẫu nhà xưởng hiện đại
Mẫu nhà xưởng được chú trọng trong khâu thiết kế phần bên ngoài. Dành cho những doanh nghiệp muốn đem đến sự hiện đại trong kinh doanh và sản xuất.
Như vậy, chúng ta đã điểm qua những mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp nhất 2024, DPC Steel mong rằng quý doanh nghiệp sẽ thu thập được những thông tin cần thiết sau khi xem bài viết này.
>>> Bài viết liên quan: So sánh giữa nhà thép tiền chế và công trình thép truyền thống
Để tìm hiểu thêm về các dự án công trình công nghiệp bằng thép tiền chế, xin mời quý anh chị ghé thăm kênh Youtube của DPC Steel:
Video giới thiệu đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tại DPC Steel:
Ghé thăm nhà máy của DPC Steel tại Vĩnh Phúc:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm